Một trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông, nhất là tai nạn liên hoàn xuất phát từ việc lái xe không giữ khoảng cách an toàn với xe trước. Do chạy nối đuôi nhau quá gần, một khi xảy ra tình huống bất ngờ như xe trước phanh gấp, rẻ hay gặp va chạm… sẽ không có đủ thời gian để đưa ra phản ứng kịp thời, cũng không đủ quãng đường để phanh an toàn và dừng xe lại, tai nạn xảy ra là điều không thể tránh khỏi.
Ví dụ như vừa qua, tại km 14+400 trên đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, một vụ tai nạn liên hoàn đã xảy ra, chiếc Toyota Fortuner đang lưu thông thì mất lái dẫn đến va chạm với Toyota Camry và Toyota Corolla Altis, làm cả 3 xe hư hỏng nặng phần đầu lẫn đuôi, rất may không có thương vong về người. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn ban đầu xác định là do lái xe không giữ khoảng cách an toàn. Nếu theo dõi thường xuyên thông tin về giao thông, những trường hợp tương tự như trên diễn ra liên tục, đặc biệt trên đường quốc lộ và cao tốc.
1. Thông tư của Bộ Giao Thông Vận Tải:
Theo Thông tư số 91/2015 ngày 31/12/2015 của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ, khoảng cách an toàn (cự ly tối thiểu) giữa hai phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ tùy theo biển báo tốc độ trên quãng đường.
Cụ thể, trong trường hợp mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định đối với ô tô là: Tốc độ từ 60km/h, khoảng cách 35m; Tốc độ 80km/h, khoảng cách 55m; Tốc độ 100km/h, khoảng cách 70m; Tốc độ 120km/h, khoảng cách là 100m.
I. Luôn giữ đúng khoảng cách khi lái xe sẽ giúp bạn an toàn
Khi tham gia lưu thông trên đường, chủ điều khiển phương tiện giao thông nên chú ý giữ khoảng cách an toàn nhất định (cụ thể là khoảng cách đối với xe phía trước và phía sau).
Khoảng cách an toàn được hiểu là quãng đường từ phương tiện này đến phương tiện khác, khi tham gia giao thông tài xế phải luôn đảm bảo với cự lý nhất định. Trong mỗi trường hợp, trên mỗi cung đường khác nhau sẽ có những khoảng cách an toàn khác nhau.
II. Quy định về khoảng cách an toàn cho ô tô khi lưu thông trên cao tốc
Ở Việt Nam hiện nay có nhiều cao tốc, tuy nhiên không phải đường cao tốc nào cũng cho phép chạy xe với tốc độ giống nhau. Chẳng hạn, các cao tốc cho xe ô tô chạy với tốc độ tối đa 120 km/h hiện nay có:
♦ Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng
♦ Cao tốc Hà Nội – Bắc Giang
♦ Cao tốc Hà Nội – Lào Cai
♦ Cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây
♦ Đại lộ Thăng Long
Tuyến đường vành đai 3 trên cao ở Hà Nội và cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên hiện mới chỉ cho ô tô chạy tối đa 100 km/h, trước đây vận tốc chỉ là 80 km/h.
Với vận tốc xe chạy cao như trên, khoảng cách là điều cực kỳ quan trọng và sẽ phải dựa vào điều kiện thời tiết hay mặt đường để các phương tiện giữ khoảng cách an toàn.
Trong điều kiện thời tiết khô ráo bình thường
Trong trường hợp với điều kiện thời tiết bình thường, mặt đường khô ráo và không bị cản trở bởi các công trình đang thi công thì xe ô tô được phép lưu thông với tốc độ cụ thể như sau:
Tốc độ (km/h) | Khoảng cách an toàn (mét) |
---|---|
60 | 30 |
60 - 80 | 50 |
80 - 100 | 70 |
100 - 120 | 90 |
Trong điều kiện trời mưa, sương mù
Bên cạnh những ngày nắng ráo thì ở Việt Nam cũng thường xuyên xảy ra mưa, sương mù dày đặc khiến tầm nhìn bị giảm. Theo đó, trong trường hợp này, tài xế ô tô phải hết sức cảnh giác để giữ đúng khoảng cách an toàn bằng việc giảm tốc độ. Biển báo trên đường cao tốc sẽ thường hạ 10km/h khi trời mưa, sương mù so với điều kiện thời tiết bình thường, tốc độ giảm và khoảng cách vẫn được giữ nguyên sẽ giúp bạn an toàn hơn.
Tốc độ (km/h) | Khoảng cách an toàn (mét) |
---|---|
60 xuống 50 | 35 |
60-80 xuống 50-70 |
55 |
80-100 xuống 70-90 |
70 |
100-120 xuống 90-110 |
100 |
Để đảm bảo hạnh phúc gia đình mình mọi người tham gia giao thông phải chấp hành nghiêm chỉnh những quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông trên đường bộ nêu trên.